Mỡ nội tạng và nhiều biến chứng nguy hiểm

Mỡ nội tạng là loại mỡ bao quanh các cơ quan trong bụng, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Mỡ nội tạng và nhiều biến chứng nguy hiểm
Mỡ nội tạng gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Đồ họa: Quỳnh Anh

Những biến chứng nguy hiểm của mỡ nội tạng

Chất béo nội tạng có thể bắt đầu gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng tình trạng kháng insulin, ngay cả khi bạn chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng protein liên kết với retinol làm tăng khả năng kháng insulin do loại chất béo này tiết ra.

Mỡ nội tạng cũng có thể làm tăng huyết áp nhanh chóng.

Mỡ nội tạng dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, kéo dài như bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, bệnh alzheimer.

Người có nhiều mỡ nội tạng thường dễ mắc các bệnh đến huyết áp cao do tác động lên sự giãn nở của các mạch máu và tăng áp lực máu trong hệ tuần hoàn.

Mỡ nội tạng cũng có thể tích tụ trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Thậm chí có thể tiến triển thành xơ gan nếu không được điều trị kịp thời.

Để đảm bảo không bị mắc bệnh mỡ nội tạng, bạn cần đi gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời để không nguy hiểm đến sức khỏe. Đồ họa: Quỳnh Anh
Để đảm bảo không bị mắc bệnh mỡ nội tạng, bạn cần đi gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời để không nguy hiểm đến sức khỏe. Đồ họa: Quỳnh Anh

Bệnh mỡ nội tạngcần đi gặp bác sĩ khi nào?

Người mắc bệnh mỡ nội tạng nên đi gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu và triệu chứng như tăng cân đột ngột, đặc biệt là ở vùng bụng, đau hoặc cảm giác khó chịu ở bụng, khó thở hoặc ngáy lớn khi ngủ, và mệt mỏi mãn tính không rõ nguyên nhân.

Nếu là nam giới có vòng eo trên 90 cm hoặc nữ có vòng eo trên 80 cm, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để thảo luận về những nguy cơ sức khỏe cũng như thay đổi lối sống của mình.

Bác sĩ có thể kiểm tra các nguy cơ sức khỏe liên quan đến tỉ lệ mỡ nội tạng tăng cao bằng các xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc điện tâm đồ.

Mỡ nội tạng có thể phòng ngừa được. Bạn có thể kiểm tra sức khỏe, số đo vòng eo, chẩn đoán bệnh sớm bằng cách khám sức khỏe tổng quát. Cần duy trì lối sống lành mạnh, năng động, ít căng thẳng có thể ngăn ngừa mỡ nội tạng dư thừa tích tụ trong khoang bụng.

Ngoài ra, các biểu hiện như đau ngực, tim đập nhanh, thay đổi trong tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, khó kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp cao và các vấn đề về gan như vàng da hoặc đau vùng gan cũng là những dấu hiệu cần được chú ý.

Những triệu chứng này có thể chỉ ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến mỡ nội tạng và cần được kiểm tra, tư vấn kịp thời từ bác sĩ để đưa ra các biện pháp kiểm soát và điều trị phù hợp, giảm nguy cơ biến chứng.

Nguồn: Laodong.vn