Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 9 mẹo giữ an toàn thực phẩm trong mùa hè

Nhiệt độ tăng cao trong những tháng mùa hè làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm. Bởi, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt, khiến việc tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm nghiêm ngặt trở nên quan trọng hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 9 mẹo giữ an toàn thực phẩm trong mùa hè

Bà Rupali Datta – Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng (thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Ấn Độ và Hiệp hội Dinh dưỡng Đường tĩnh mạch và Đường ruột Ấn Độ) đã chỉ ra 9 mẹo thiết yếu cho mùa hè để đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

1. Kiểm soát nhiệt độ khi bảo quản thực phẩm

Kiểm soát nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm đã nấu chín và chưa nấu chín là bước đầu tiên hướng tới an toàn thực phẩm. Vi khuẩn sinh sôi nhiều nhất ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C. Do đó, điều quan trọng là phải giữ thực phẩm lạnh ở nhiệt độ lạnh và thực phẩm ấm ở nhiệt độ ấm.

Bảo quản thực phẩm lạnh

– Bảo quản lạnh các thực phẩm dễ hỏng như thịt, gia cầm, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa ở nhiệt độ dưới 4 độ C.

– Sử dụng thùng làm mát có túi đá để giữ thực phẩm lạnh khi vận chuyển hoặc bảo quản ngoài trời.

– Bảo quản thùng làm mát ở nơi râm mát và hạn chế mở thùng để duy trì nhiệt độ.

Bảo quản thực phẩm nóng

– Giữ thực phẩm nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C cho đến khi dùng.

– Sử dụng hộp đựng cách nhiệt để giữ thực phẩm nóng khi vận chuyển.

2. Quy tắc hai giờ

Sử dụng thức ăn nóng ngay lập tức và không để chúng quá hai giờ. Và nếu nhiệt độ trên 32 độ C thì giữ trong một giờ.

3. Rửa tay đúng cách

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước và sau khi xử lý thực phẩm. Nếu không có nước và xà phòng, hãy sử dụng chất khử trùng tay có nồng độ cồn ít nhất 60%. Làm sạch tất cả các bề mặt, dụng cụ và thớt bằng nước nóng.

4. Phân loại và bảo quản thực phẩm

Để tránh lây nhiễm chéo, hãy để riêng thịt sống và thịt chín. Sử dụng các loại thớt và dụng cụ khác nhau để chế biến thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và rau củ.

5. Nấu ở nhiệt độ phù hợp

Thịt, gia cầm và cá được nấu chín ở bên ngoài nhanh hơn bên trong. Do đó, cần có thời gian để nhiệt độ bên trong đạt đến mức mong muốn.

– Gia cầm nên được nấu ở nhiệt độ 74 độ C.

– Thịt xay nên được nấu ở nhiệt độ 71 độ C.

– Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê (bít tết, thịt quay và sườn) nên được nấu ở nhiệt độ 63 độ C với thời gian nghỉ ba phút.

– Cá nên được nấu ở nhiệt độ 63 độ C.

6. Làm lạnh thức ăn thừa đúng thời điểm

Làm lạnh thức ăn thừa ngay trong vòng hai giờ (một giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C). Bảo quản thức ăn thừa trong hộp đựng nông để làm mát nhanh.

Nếu bạn ở ngoài trời, đi du lịch hoặc tổ chức tiệc, hãy đảm bảo bạn đóng gói thực phẩm bằng đá và để thùng giữ nhiệt ở nơi râm mát nhất.

7. Sử dụng nguồn nước an toàn

Ban nên luôn mang theo một chai nước khi đi du lịch, hoặc hoạt động ngoài trời. Bởi khi đi nghỉ, một số trường hợp vẫn sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao hoặc hồ.

8. Làm nguội thực phẩm trước khi bảo quản

Chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ hơn trước khi cho vào tủ lạnh. Trong khi hâm nóng thực phẩm đã bảo quản, hãy nấu ở nhiệt độ ít nhất là 74 độ C và kiểm tra xem nhiệt độ bên trong có thích hợp hay không.

9. Kiểm tra bằng thị giác và khứu giác

Hãy quan sát thực phẩm bằng thị giác và khứu giác để có thể nhận biết sự biến đổi của thực phẩm. Bởi, mùi cũng là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy thực phẩm đã bị hỏng hay chưa. Bạn cũng nên tránh nếm thử thực phẩm để xác định xem nó có bị hỏng không.

Nguồn: Laodong.vn