Nguyên nhân và các triệu chứng gây giảm thể tích máu

Theo Tiến sĩ Rupashree SP, giảm thể tích máu có thể do nhiều yếu tố gây ra như mất nước, mất máu, bỏng nặng hoặc một số loại thuốc nhất định. Giảm thể tích máu là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và các triệu chứng gây giảm thể tích máu

Giảm thể tích máu là gì?

“Giảm thể tích máu là tình trạng mất muối và nước trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là suy giảm thể tích. Khi cơ thể mất dịch hoặc máu, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể”, Tiến sĩ Rupashree (cử nhân Y khoa và cử nhân Phẫu thuật (Nội khoa) của Bệnh viện Apollo Spectra, Bengaluru, tại Ấn Độ) cho biết. Tình trạng này phải được giải quyết rất nhanh chóng để tránh tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây giảm thể tích máu

– Giảm thể tích máu chủ yếu là hậu quả của tình trạng xuất huyết lớn do tai nạn, phẫu thuật, loét dạ dày tá tràng hoặc các bệnh mạch máu khác gây ra tình trạng xuất huyết.

– Các yếu tố khác gây ra tình trạng giảm thể tích máu bao gồm mất nước, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc cơ thể không hấp thụ đủ nước.

– Tình trạng giảm thể tích máu trở nên trầm trọng hơn do mất dịch do bỏng nặng ở da.

– Lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc thúc đẩy bài tiết chất lỏng, cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Triệu chứng của tình trạng giảm thể tích máu

– Đánh trống ngực: Nhịp tim tăng lên để bù đắp lượng máu mất đi

– Hạ huyết áp: Giảm thể tích máu dẫn đến huyết áp thấp hơn

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Lưu thông máu thấp trong não có thể gây ra chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Khát nước và niêm mạc khô: Mất nước thường dẫn đến cảm giác khát nước, khô ở miệng và các niêm mạc khác.

– Giảm lượng nước tiểu: Cơ thể sản xuất ít nước tiểu hơn để phản ứng với việc giảm thể tích máu.

– Da xanh và nhợt nhạt: Sự co thắt các mạch máu trong da có thể dẫn đến tình trạng da xanh xao hoặc nhợt nhạt.

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng giảm thể tích máu

– Duy trì đủ nước, đặc biệt là khi bị bệnh, thời tiết nóng hoặc hoạt động thể chất mạnh.

– Theo dõi tình trạng mất nước như tiêu chảy, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

– Xử lý kịp thời các tình trạng có thể dẫn đến tình trạng giảm thể tích máu, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Nguồn: Laodong.vn