5 loại nhiễm trùng mắt phổ biến mà bạn nên biết

Tiến sĩ Navya C, bác sĩ nhãn khoa (Bệnh viện CK Athreya Super Speciality, Ấn Độ) chia sẻ 5 loại nhiễm trùng mắt thường gặp và cách phòng ngừa chúng.

5 loại nhiễm trùng mắt phổ biến mà bạn nên biết
Độ ẩm tăng cao trong môi trường sẽ là điều kiện lý tưởng cho nhiều bệnh nhiễm trùng mắt phát triển. Đồ họa: Hương Giang

5 loại nhiễm trùng mắt phổ biến

Tiến sĩ Navya C cho biết, vào mùa mưa, độ ẩm tăng cao trong môi trường sẽ là điều kiện lý tưởng cho nhiều bệnh nhiễm trùng mắt phát triển. Những bệnh này có thể gây khó chịu và nếu không được điều trị, có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Viêm kết mạcdo vi-rút (đau mắt đỏ): Nhiễm trùng này dễ lây lan và gây ra tình trạng đỏ, ngứa, chảy nước mắt và cảm giác cộm ở mắt. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc hoặc môi trường nơi bạn sống bị ô nhiễm.

Viêm kết mạc do vi khuẩn: Có triệu chứng tương tự như viêm kết mạc do vi-rút, nhưng bản chất lại do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường biểu hiện bằng dịch tiết đặc, màu vàng và có thể cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Lẹo: Một cục u đỏ, đau trên mí mắt do nhiễm trùng vi khuẩn ở tuyến dầu. Nó có thể dẫn đến sưng, đau và mờ mắt nếu phát triển đủ lớn.

Viêm giác mạc do nấm: Nhiễm trùng giác mạc dạng này do nấm gây ra. Bệnh có thể gây đau, đỏ, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch. Người đeo kính áp tròng đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh.

Khô mắt: Mặc dù không phải là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, độ ẩm tăng cao trong mùa gió mùa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khô mắt. Điều này xảy ra vì độ ẩm cản trở sự bốc hơi nước mắt, dẫn đến một lớp nước trên mắt bốc hơi nhanh chóng, khiến bề mặt mắt bị khô.

Phân biệt kích ứng mắt nhẹ và nhiễm trùng mắt nghiêm trọng

Theo Tiến sĩ Navya C, tình trạng kích ứng nhẹ thường bao gồm mẩn đỏ nhẹ, ngứa và chảy nước mắt. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng vài ngày bằng thuốc nhỏ mắt không kê đơn hoặc chườm ấm.

Trong trường hợp nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, đau dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, mờ hoặc giảm thị lực, và dịch tiết đặc hoặc có màu là những dấu hiệu cảnh báo.

“Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp phải những triệu chứng này. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương giác mạc hoặc mất thị lực”, bà Navya C cảnh báo.

Nếu bạn không chắc chắn, hãy thận trọng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhãn khoa. Họ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa

Vệ sinh tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi chạm vào mắt. Tránh dụi mắt để tránh lây lan vi khuẩn.

Tránh chia sẻ: Không dùng chung khăn tắm, khăn tay hoặc đồ trang điểm mắt với người khác. Những vật dụng này có thể dễ dàng chứa và truyền các tác nhân gây bệnh.

Vệ sinh nơi ở: Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc với khuôn mặt của bạn. Thường xuyên khử trùng các vật dụng thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa và màn hình điện thoại.

Chăm sóc kính áp tròng: Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Vệ sinh và khử trùng kính áp tròng theo chỉ dẫn và cân nhắc chuyển sang dùng kính áp tròng dùng một lần hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn.

Nguồn: Laodong.vn