Nếu thường xuyên ăn nhiều cơm và bún sẽ làm ảnh hưởng đến đường huyết, do đó, cần được điều chỉnh kết hợp với các thói quen ăn uống tốt khác.
Không ăn nhiều cùng một lúc
Cơm, bún, mì và các thực phẩm chủ yếu khác có thể cung cấp năng lượng dồi dào, duy trì các hoạt động sống bình thường nhưng không có nghĩa là tiêu thụ càng nhiều thì càng tốt. Nhiều người thường ăn rất no và ăn nhiều mà không kết hợp hợp lý với các thực phẩm khác, dẫn tới nạp quá nhiều calo.
Hầu hết các loại thực phẩm chủ yếu này đều giàu tinh bột và carbohydrate, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến động lượng đường trong máu, béo phì. Do đó, để đường huyết không tăng vọt, chúng ta không nên tiêu thụ quá mức.
Kết hợp với các thực phẩm khác
Trộn thịt và rau đúng cách, đồng thời chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối thấp để tăng cảm giác no, cung cấp chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Chúng ta cần tìm hiểu chỉ số đường huyết, calo của những thực phẩm này và chọn những loại phù hợp với bạn. Hãy chú ý đến sự đa dạng phong phú của thực phẩm để cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện chức năng của cơ thể.
Không nêm sai cách
Chỉ bằng cách ăn đúng loại thực phẩm thiết yếu, lượng đường trong máu mới có thể ổn định. Phương pháp nấu thực phẩm cũng phải đúng, không thêm các chất khác làm tăng lượng đường trong máu. Nhiều người cho thêm đường nâu và đường trắng khi chế biến, có vị rất ngọt. Mặc dù có thể tăng vị giác nhưng nó có thể dễ dàng làm tăng vọt lượng đường trong máu và tăng cân.
Nguồn: Laodong.vn