Loãng xương được gọi là “bệnh thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng. Trong nhiều trường hợp chỉ được chẩn đoán khi bị gãy xương.
Dấu hiệu thay đổi sớm của bệnh loãng xương
Mật độ xương thấp
Chẩn đoán mật độ xương thấp không có nghĩa là bạn bị loãng xương, nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo sớm.
Gãy xương (đặc biệt là do chấn thương nhẹ)
Gãy xương là một trong những dấu hiệu cảnh báo nổi bật nhất cho thấy có thể bị loãng xương. Khoảng 50% phụ nữ và 25% nam giới sẽ bị gãy xương do loãng xương. Các vị trí gãy xương do loãng xương phổ biến nhất là hông, cột sống và cổ tay
Ngoài ra, gãy xương do chấn thương nhẹ – chẳng hạn như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày , bao gồm va chạm nhỏ, ho hoặc cúi xuống để nhặt vật gì đó – có thể là dấu hiệu của bệnh loãng xương.
Giảm chiều cao
Những người bị loãng xương sẽ bị chiều cao do đốt sống (xương lưng) dễ gãy và gãy xương nén (khi các đốt sống đè và sụp vào nhau).
Lưng trên cong
Phần lưng trên gù, đôi khi còn được gọi là gù lưng có thể là một dấu hiệu cảnh báo khác của bệnh loãng xương. Mặc dù tình trạng gù lưng phổ biến ở những người bị loãng xương, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý khác.
Đau lưng đột ngột
Đau lưng dữ dội, đột ngột là triệu chứng của gãy xương nén, đặc biệt là nếu không rõ nguyên nhân đó cũng có thể là yếu tố nguy cơ loãng xương.
Phân loại loãng xương
Cơ thể dần mất đi mật độ xương, thường là trong nhiều năm. Có nhiều giai đoạn loãng xương khác nhau khi tiến triển từ mật độ xương trung bình đến loãng xương.
Giai đoạn 1: Vào khoảng 30 tuổi, cơ thể ngừng tăng mật độ xương là điều bình thường. Điểm T nằm trong phạm vi bình thường, từ +1 đến -1.
Giai đoạn 2: Khi tự nhiên mất mật độ xương theo tuổi tác, có thể được chẩn đoán mắc chứng loãng xương . Điểm T của sẽ giảm xuống trong khoảng từ -1 đến -2,5.
Giai đoạn 3: Nếu tiếp tục mất mật độ xương, sẽ bước vào phạm vi có thể chẩn đoán được của bệnh loãng xương. Trong giai đoạn này, thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể biểu hiện một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh loãng xương. Điểm T ở giai đoạn này là -2,5 hoặc thấp hơn.
Giai đoạn 4: Nguy cơ cao bị gãy xương do các hoạt động nhẹ hoặc tác động thấp, thường gây đau mãn tính và hạn chế vận động. Điểm T của thấp hơn đáng kể so với -2,5 và có thể đã bị gãy xương nhiều lần.
Nguồn: Laodong.vn