Ăn quá nhiều đường ảnh hưởng đến gan như thế nào?

Việc ăn quá nhiều đường trong trái cây có thể gây hại cho gan của bạn.

Ăn quá nhiều đường ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Ăn quá nhiều đường làm ảnh hưởng đến gan của bạn. Ảnh – AI: Ngọc Thùy

Điều gì xảy ra với gan khi bạn ăn quá nhiều đường?

Tiến sĩ Harikumar R Nair – Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Kinder (Ấn Độ) cho biết, tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ mà không cần phải tiêu thụ nhiều rượu.

Ăn nhiều đường cũng kích hoạt giải phóng dopamine, hormone cảm thấy dễ chịu. Những người đang vật lộn với căng thẳng hoặc trầm cảm có thể đặc biệt thích tiêu thụ đường qua thực phẩm và nước uống để đạt được lượng dopamine này.

Tuy nhiên, hầu hết thức ăn có đường này được lưu trữ dưới dạng chất béo, cuối cùng gây nguy hại cho gan. Chu kỳ không lành mạnh này có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và thậm chí là ung thư.

Những loại trái cây chứa nhiều đường

Theo Tiến sĩ Harikumar R Nair, phân tử đường trong trái cây tồn tại dưới dạng fructose. Liều lượng đường sẽ khác nhau ở mỗi loại trái cây và cao hơn ở các loại trái cây mọng nước như nho, cam, dưa hấu… và thấp hơn ở các loại trái cây nhiều thịt như ổi, táo, kiwi.

Tiến sĩ Harikumar R Nair lưu ý rằng, mặc dù trái cây thường được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều trái cây sẽ chuyển hóa fructose thành chất béo trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.

Đường ẩn giấu trong thực phẩm đóng gói

Ngoài các loại kẹo, bánh ngọt được bày bán trên thị trường, thực phẩm đóng gói trong chế biến món ăn tuy được coi là không chứa đường nhưng thực chất vẫn chứa một lượng đường nhất định như: Sốt cà chua, sữa chua, ngũ cốc, yến mạch, Đồ uống mạch nha cho trẻ em (Boost, Bourvita, Horlicks); Bơ đậu phộng; Bánh mì (được bán dưới dạng “bánh mì sữa”, “bánh mì trái cây”); Bánh quy…

Cách bảo vệ gan khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên và duy trì lối sống năng động: Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên là chìa khóa để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.

Hạn chế uống rượu: Đặc biệt là những người mắc hội chứng chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao vì cả hai bệnh này kết hợp với nhau có thể làm tăng tổn thương gan.

Ăn chế độ ăn cân bằng: Ăn ít thức ăn béo và nhiều chất xơ. Chế độ ăn nên bao gồm ít carbohydrate, nhiều chất xơ. Tránh đồ ngọt và thịt đỏ.

Theo dõi cân nặng: Nguy cơ mắc bệnh gan sẽ giảm nhiều nếu bạn duy trì chỉ số BMI lý tưởng.

Ngoài ra, Tiến sĩ Harikumar R Nair lưu ý rằng, cần tránh các loại thực phẩm bổ sung thảo dược và các bài thuốc truyền thống, đặc biệt là những loại không có giấy phép về thuốc, vì hầu hết chúng được bán dưới dạng “thực phẩm bổ sung”; Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B và tầm soát bệnh gan từ tuổi 40.

Đặc biệt, bạn cần tránh xa các loại thuốc giảm cân và các phương pháp chữa bệnh kỳ lạ không có cơ sở khoa học được lan truyền trên mạng xã hội.

Nguồn: Laodong.vn