Chế độ dinh dưỡng giúp chống lại hội chứng mệt mỏi mạn tính

Mặc dù không có cách chữa khỏi hội chứng mệt mỏi mạn tính, nhưng chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng có thể giúp bạn.

Chế độ dinh dưỡng giúp chống lại hội chứng mệt mỏi mạn tính
Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học sẽ giúp bạn chống lại cảm giác mệt mỏi. Ảnh: AI – Ngọc Thùy

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Hiện nay, nhiều người mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS). Đây là tình trạng suy nhược đặc trưng bởi sự mệt mỏi và quá tải nhưng không thể cải thiện dù cho cơ thể được nghỉ ngơi.

Tiến sĩ Rohini Patil – nhà dinh dưỡng, người sáng lập & CEO của Nutracy Lifestyle (Ấn Độ) – cho biết, những người mắc CFS thường phải vật lộn với tình trạng thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ.

“Mặc dù không có cách chữa khỏi CFS, nhưng chế độ ăn uống cân bằng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát các triệu chứng và tăng cường mức năng lượng” – tiến sĩ Rohini Patil nói.

Cách bổ sung thực phẩm

Tiến sĩ Rohini Patil đã đưa ra các phương án bổ sung thực phẩm và nguồn dinh dưỡng phù hợp đối với các trường hợp có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính gồm:

Carbohydrate phức hợp: Thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau cung cấp năng lượng ổn định và giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng mất năng lượng.

Protein nạc: Các nguồn protein như thịt nạc, cá và các lựa chọn có nguồn gốc thực vật như đậu phụ hoặc đậu rất cần thiết cho sức khỏe và sức bền của cơ.

Chất béo lành mạnh: Bổ sung axit béo omega-3 từ các nguồn như cá béo, hạt lanh và quả óc chó có thể làm giảm viêm và hỗ trợ chức năng não.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại có màu sắc tươi sáng như quả mọng, trái cây họ cam quýt và rau lá xanh, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.

5 mẹo để chống lại những cơn mệt mỏi này

Hydrat hóa: Hydrat hóa thích hợp là điều cần thiết để duy trì mức năng lượng của bạn. Mất nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi, vì vậy, hãy biến nước thành thức uống chính của bạn.

Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên: Ăn nhiều bữa nhỏ, cân bằng trong ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất năng lượng thường gặp ở những người mắc CFS.

Thời gian ăn: Đặt mục tiêu ăn đúng giờ để giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Điều này có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và mức năng lượng.

Theo dõi trong quá trình tiêu thụ thực phẩm: Việc này rất quan trọng để xác định các thực phẩm phù hợp hoặc các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng CFS. Điều này có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn chế độ ăn uống sáng suốt.

Cân bằng và điều độ: Cố gắng áp dụng chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tránh ăn quá nhiều caffeine và đồ ăn nhẹ có đường vì chúng có thể dẫn đến tình trạng mất năng lượng.

Tiến sĩ Rohini Patil lưu ý rằng, sự nhất quán và chánh niệm (một kỹ thuật giúp mọi người có thể kiểm soát được thói quen ăn uống của mình) trong việc lựa chọn chế độ ăn uống có thể tác động đáng kể đến sức khỏe tổng thể của bạn, cung cấp năng lượng cả ngày mà bạn cần để có cuộc sống viên mãn hơn bất chấp những thách thức của CFS.

Nguồn: Laodong.vn