Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp cho biết, sẽ tuyên truyền người dân nhằm chủ động phòng bệnh bạch hầu từ xa.
Ngày 20.7, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp cho biết, địa phương đang triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng, chống bệnh bạch hầu.
Ông Tiệp thông tin, thời gian qua, cả nước ghi nhận một số ca bệnh bạch hầu, trong số đó, một ca bệnh đã tử vong tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An). CDC tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo, đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh tại địa phương.
“Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị chủ động, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch bệnh bạch hầu nếu có. Cùng đó, yêu cầu địa phương tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vaccine bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ” – ông Tiệp nói.
Một điều quan trọng nữa được Giám đốc CDC Quảng Bình thông tin là đã đề nghị các Trung tâm y tế huyện, thị xã, TP tham mưu cho chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch. Cập nhật kiến thức về giám sát, phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế. Chủ động xây dựng, củng cố các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý các ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng chống, khống chế ổ dịch khi cần thiết.
“Cùng với những phương án trên, chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệp bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế Trung tâm y tế các địa phương và các bệnh xá của lực lượng vũ trang. Những kiến thức CDC tập huấn tập trung vào đặc điểm, tác nhân gây bệnh, dịch tễ học, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán điều trị…” – ông Tiệp chia sẻ.
Thời gian tới, CDC Quảng Bình tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chung, vệ sinh thân thể, môi trường, chủ động phòng bệnh từ xa.
Theo các bác sĩ, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Người nhiễm bệnh sau 2-5 ngày thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng hạch, ho, xuất hiện giả mạc màu xám dày ở họng và amidan, khó thở, khó nuốt. Bệnh gây nhiễm độc nặng do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tổn thương chủ yếu là các màng giả ở họng, thanh quản, mũi…
Ông Tiệp thông tin, thời gian qua, cả nước ghi nhận một số ca bệnh bạch hầu, trong số đó, một ca bệnh đã tử vong tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An). CDC tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo, đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh tại địa phương.
“Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị chủ động, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch bệnh bạch hầu nếu có. Cùng đó, yêu cầu địa phương tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vaccine bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ” – ông Tiệp nói.
Một điều quan trọng nữa được Giám đốc CDC Quảng Bình thông tin, đã đề nghị đến các Trung tâm y tế huyện, thị xã, TP tham mưu cho chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch. Cập nhật kiến thức về giám sát, phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế.
Chủ động xây dựng, củng cố các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý các ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng chống, khống chế ổ dịch khi cần thiết.
“Cùng với những phương án trên, chúng tôi đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế Trung tâm y tế các địa phương và các bệnh xá của lực lượng vũ trang. Những kiến thức CDC tập huấn tập trung vào đặc điểm, tác nhân gây bệnh, dịch tễ học, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán điều trị…” – ông Tiệp chia sẻ.
Thời gian tới, CDC Quảng Bình tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng, vệ sinh thân thể, môi trường, chủ động phòng bệnh từ xa.
Theo các bác sĩ, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Người nhiễm bệnh sau 2-5 ngày thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng hạch, ho, xuất hiện giả mạc màu xám dày ở họng và amidan, khó thở, khó nuốt. Bệnh gây nhiễm độc nặng do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tổn thương chủ yếu là các màng giả ở họng, thanh quản, mũi…
Nguồn: Laodong.vn